Doanh nghiệp dệt may, giày dép phía nam thiếu lao động nghiêm trọng
Làn sóng rời thành phố để về quê và giãn cách xã hội quá lâu khiến nhiều doanh nghiệp trọng điểm ở phía Nam như TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An... đối mặt tình trạng thiếu hụt lao động nghiêm trọng. Đặc biệt là các ngành xuất khẩu dệt may, giày dép bị ảnh hưởng nặng nề nhất.
- Theo phóng viên đưa tin, ông Củ Phát Nghiệp, Chủ tịch Công đoàn Pouyuen Việt Nam (quận Bình Tân) cho biết đã bắt đầu đưa đón công nhân từ các tỉnh về TP.HCM làm việc từ ngày 6/10. Hiện doanh nghiệp hoạt động với khoảng 20-30% lực lượng lao động, tức hơn 40.000 công nhân Pouyuen còn nghỉ việc.
"Kì này người lao động về quê nhiều, dự kiến giữa tháng 11 có thể hoạt động 100% công suất thì sẽ phải tuyển thêm lượng lớn công nhân. Chúng tôi vẫn chưa biết khi đó làm sao thu hút lao động đến làm việc", ông Nghiệp giãi bày.
Theo ông Củ Phát Nghiệp, những lao động nghỉ việc thời gian qua không biết phải chờ đến bao giờ mới được quay lại làm việc nên đã về quê nhiều. Một phần để tiết kiệm chi phí, một phần vì lo sợ nhiễm bệnh ở nơi đất khách quê người, phần nữa vì đã gần đến Tết, người lao động mong muốn ở gần gia đình.
Mặc dù doanh nghiệp đã có thể đưa đón công nhân từ Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Tây Ninh đến làm việc như trước, số này chỉ khoảng 15.000 người. Ông Nghiệp cho biết Pouyuen Việt Nam có đến 41.000 lao động ngoại tỉnh trước đây ở trọ tại TP.HCM. Để tuyển mới bù đắp hoặc thu hút số lao động này quay lại làm việc khi công ty khôi phục sản xuất là một bài toán khó.
- Ông Nguyễn Hoàng Đức - Giám đốc Công ty TNHH May Đức Thiện (huyện Hóc Môn, TPHCM) đã làm mọi cách để tìm người lao động chuẩn bị cho ngày công ty hoạt động trở lại từ 1/10. Thế nhưng, dù đăng tin trên mạng, giăng băng rôn trước công ty, gọi điện cho từng nhân viên cũ mời về làm,... nhưng vẫn không tìm đủ người lao động theo nhu cầu. Trong đợt dịch bùng phát lần thứ 4 buộc công ty phải đóng cửa và cho toàn thể công nhân tạm nghỉ việc. Mặc dù công ty vẫn trả phụ cấp bằng 50%/tháng lương cơ bản để giữ chân người lao động, nhưng do thời gian giãn cách dài, trong khi chí phi sinh hoạt hàng tháng gấp nhiều lần tiền lương phụ cấp, nên nhiều lao động bỏ về quê.
"Từ ngày 15/9, tôi đã thông báo trên nhóm là công ty sẽ dự kiến hoạt động lại từ đầu tháng 10, khi thành phố kết thúc giãn cách nghiêm theo Chỉ thị 16. Tuy nhiên, phần lớn công nhân đều trả lời là đang ở quê và chưa có dự định trở lại TPHCM. Thấy tình thế nguy cơ này, tôi lập tức đăng tin trên mạng để tuyển dụng, in băng rôn treo trước công ty, thế nhưng đến giờ này chỉ có một số ít người đăng ký, nên công ty vẫn phải đóng cửa tiếp vì không đủ số lượng nhân công tối thiểu để nhà máy hoạt động" - ông Đức nói.
- Ông Phạm Văn Đông, Phó GĐ Công ty TNHH Trang Tuấn (quận 12, TPHCM) mấy ngày nay như ngồi trên đóng lửa, vì đối tác bên Malaysia liên tục hối thúc giao đơn hàng, nếu không giao được thì họ sẽ hủy đơn hàng.
Theo ông Đông, ngành nghề chính của công ty là may sản phẩm trang phục để xuất khẩu đi thị trường Malaysia. Trong đợt dịch bùng phát lần thứ 4 vừa qua, công ty từ sản xuất cầm chừng đến tạm dừng đóng cửa, dẫn đến tất cả lao động đều nghỉ việc.
"Sau khi nghỉ việc phần lớn trong số họ đã về quê, số còn lại thì đi tìm việc khác để làm, nên giờ gọi họ quay lại là không thể. Công ty đã lên phương án tuyển nguồn lao động mới nhưng rất khó tuyển, mà nếu có tuyển được thì phải mất một thời gian để đào tạo thì mới làm được sản phẩm đặc thù trang phục này. Trước mắt, công ty đành phải đóng cửa tiếp thêm một thời gian và chấp nhận để đối tác hủy đơn hàng", ông Đông nói với vẻ tiếc nuối.
Cắt vải theo rập khá chậm mà đòi hỏi tốn thêm nhiều nhân lực
Theo thống kê của Ban Quản lý các khu chế xuất, khu công nghiệp TP.HCM, trước thời điểm dịch Covid-19 bùng phát, có khoảng 288.000 công nhân làm việc tại doanh nghiệp thuộc Ban quản lý. Tuy nhiên, tính đến đầu tháng 10/2021, con số này chỉ còn khoảng 135.000 người, bằng 46% tổng số công nhân trước dịch.
Mới đây nhất, Hiệp hội Dệt may nhận định, 3 tháng cuối năm 2021 sẽ là khoảng thời gian "cực kỳ khó khăn" đối với ngành dệt may. Ngành này sẽ phải đối diện với nguy cơ thiếu lao động do người lao động có xu hướng về quê tránh dịch, không dễ quay trở lại ngay. "Thâm hụt lao động từ nay đến cuối năm sẽ vào khoảng từ 35 - 37%. Mặc dù TP.HCM và các tỉnh, thành phố phía Nam đang dần mở cửa trở lại trong tháng 10 nhưng vẫn rất khó để công nhân quay trở lại làm việc, vì chỉ còn vài tháng sẽ đến Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán.
Chưa kể đến việc nhiều địa phương đang áp dụng biện pháp giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 là rào cản trong việc tìm nguồn lao động thay thế. Đây là thách thức rất lớn với cộng đồng doanh nghiệp khi chưa có phương án tối ưu để tuyển lao động trong điều kiện bình thường mới," ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam nhìn nhận.
Giải pháp cấp bách nào có thể giúp các doanh nghiệp dệt may, giày dép vượt qua giai đoạn này?
Ngoài các giải pháp đã và đang thực hiện như liên tục tuyển thêm nhân công mới, khuyến khích lao động cũ quay lại làm việc, đề xuất chính phủ hỗ trợ và nới lỏng giãn cách, mang sản phẩm outsource để gia công bên ngoài nhằm giảm bớt công đoạn... Chúng ta đều biết máy móc được phát minh ra để giúp con người làm việc, khi gặp vấn đề về thiếu hụt lao động đòi hỏi chúng ta phải cắt giảm đi quy trình sản xuất để có thể thích ứng được với điều kiện cũng như năng lực sản xuất bây giờ của doanh nghiệp. Trong đó, các dòng máy cắt laser thương hiệu Wemark luôn là cánh tay đắt lực để phục vụ quý doanh nghiệp trong giai đoạn sản xuất.
Máy laser cắt vải bằng camera định vị tự động Wemark
Đây là dòng máy laser cắt vải có thể tự động kết hợp công nghệ định vị CCD Camera để xác định chính xác vị trí, biên dạng cần cắt. Phần mềm sẽ tự động cắt đúng theo đường biên dạng và không lo bị sai lệch >>> Giúp tiết kiệm được công đoạn vẽ rập, làm rập, thiết kế file.
Máy laser cắt vải in hình sẵn bằng camera định vị
Máy có chức năng tự động cuộn vật liệu giúp cho máy vận hành liên tục, không mất thời gian cho việc đưa vật liệu vào và lấy vật liệu ra >>> Tiết kiệm công đoạn trải và sắp xếp để cắt các cuộn vải to.
Cắt vải in hình sẵn làm áo thun thể thao
Hệ thống cửa trước và cửa sau đều mở rất tiện cho các công việc vượt quá khổ để cắt vải và da trong ngành may mặc, giày da... >>> Tiết kiệm được rất nhiều thời gian để chuẩn bị làm hàng.
Cắt vải làm logo câu lạc bộ bóng đá
Đặc biệt, máy vận hành liên tục 24/24 và chỉ cần có 1 người điều khiển >>> tiết kiệm được rất nhiều lao động để có thể sử dụng nguồn lực cho các công đoạn khác.
Máy laser cắt hoa văn trên vải làm váy tuyệt đẹp
Video-clip về cách hoạt động và vận hành thực tế của máy laser cắt vải camera định vị:
>>> Xem thêm chi tiết thông số kỹ thuật của sản phảm tại đây: Máy Laser Cắt Vải Bằng Camera Định Vị Tự Động
Wemark tự tin luôn đưa ra cho khách hàng các phương pháp tối ưu hóa lợi nhuận tốt nhất, luôn đặt giá trị của khách hàng lên trên hết. Hãy nhanh tay liên hệ với chúng tôi ngay từ bây giờ để khắc phục ngay các khó khăn mà doanh nghiệp của quý khách đang gặp phải. Cùng nhau hợp tác và phát triển lâu dài, bền vững.
Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:
Địa chỉ: Tòa nhà số 274/52B Nguyễn Văn Lượng, Phường 17, Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh
Xưởng: 246/4 Nhị Bình 15, Xã Nhị Bình, Huyện Hóc Môn, TP.HCM.
Hotline: 0932141612
Email: info@wemark.vn
Nguồn: Tổng hợp